Thứ Hai, 14 tháng 4, 2014

Lợi ích của việc kiểm tra đường huyết thường xuyên

Việc kiểm tra đường huyết bằng máy thử tiểu đường tại nhà thường xuyên là việc rất cần thiết, đem lại lợi ích cho việc điều trị bệnh hiệu quả và lâu dài. Bên cạnh đó, không chỉ người bệnh tiểu đường mới cần kiểm soát đường huyết mà những người bình thường cũng phải biết kiểm soát đường huyết để phát hiện sớm bệnh đái tháo đường.


Lợi ích của việc kiểm tra đường huyết thường xuyên
Ở người bình thường, thông qua việc kiểm tra đường huyết có thể phát hiện sớm tiền đái tháo đường và tiểu đường để có biện pháp điều trị kịp thời. Không những vậy, khi sử dụng máy kiểm tra đường huyết cá nhân có vai trò rất quan trọng đối với người bệnh đường huyết vì nó:
- Giúp theo dõi chính xác về lượng đường trong máu
- Phát hiện nếu đường huyết quá cao hoặc quá thấp, giảm thiểu tỉ lệ các biến chứng cấp và mãn tính.
- Bên cạnh đó, người bệnh càng hiểu rõ hơn về mối tương quan giữa nồng độ đường huyết và chế độ ăn uống, sinh hoạt, vận động, từ đó điều chỉnh cho phù hợp.

Mức đường huyết an toàn
Ở người bình thường, khi bụng đói (sau khi ăn từ 8-14 tiếng), trị số đường huyết nên trong khoảng 4,6-5,6 mmol/l và đường máu sau ăn dao động từ 6,6-7,8mmol/l.
Nếu đói bụng mà trị số hàm lượng đường huyết vượt quá 7,84mmol/l hoặc sau khi ăn 2 giờ, trị số hàm lượng đường huyết vượt quá 11,2mmol/l thì có thể chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường.
Đối với người bệnh tiểu đường, hàm lượng đường máu khi bụng đói nên < 8,3 và sau khi ăn 2 giờ <9,4.

Nên thử đường huyết bao nhiêu lần trong một ngày?
Điều này phụ thuộc vào mỗi cá thể người bệnh. Có những người phải thử rất nhiều lần trong ngày nhưng cũng có những người chỉ phải thử 1-2 lần trong ngày. Thời gian thử đường huyết tùy theo từng người, có người phải thử lúc đói và có người phải thử và theo dõi đường huyết sau ăn.

Vậy những ai là người bắt buộc phải thử nhiều lần trong ngày?
Đối với những người đái tháo đường ốm bệnh, bắt buộc phải dùng nhiều insulin thường phải thử đường huyết 4 lần trong ngày hay đái tháo đường thai kỳ có khi phải thử tới 7 lần trong ngày để biết được kiểm soát đường huyết có tốt hay không, đảm bảo an toàn cho người bệnh.
Còn ngược lại với những người bệnh đã kiểm soát đường huyết tốt thông qua việc xây dựng chế độ ăn, luyện tập thích hợp, sử dụng lượng thuốc viên đã nhất định thì chỉ cần thử 1-2 lần/ngày, thậm chí chỉ cần thử khi nào họ cảm thấy đói mệt, phòng tránh tăng, hạ đường huyết.

Thử đường huyết sau ăn có cần thiết không?
Có rất nhiều người nghĩ rằng phải thử đường huyết khi đói mới chính xác, tuy nhiên, kể cả khi giới hạn đường huyết bình thường vẫn có khả năng xảy ra các biến chứng.
Bên cạnh đó, thông qua chỉ số Hbmc, chỉ số đường huyết trung bình trong 3 tháng, người ta có thể đánh giá đường huyết có thể được kiểm soát tốt hay không (dưới 7%) và vai trò của đường máu sau ăn chiếm tới 2/3.

Nếu đường máu sau ăn 2h dưới 10mmol/l thì được coi là an toàn, tuy nhiên có một số trường hợp đặc biệt, người bệnh cần kiểm soát đường huyết chặt chẽ hơn phòng tránh trường hợp hạ đường huyết đột ngột, biến chứng do đường huyết tăng cao… đặc biệt là những người bệnh trẻ tuổi và cao tuổi.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét